Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo luôn là đề tài chưa bao giờ hết ngừng được quan tâm. Giữa người giàu và người nghèo hiện hữu những thói quen nào tạo nên sự khác biệt và chênh lệch? Hãy cùng Trạm Ăn Vặt tìm hiểu chi tiết hơn về 13 thói quen tạo rõ khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
13 thói quen nói lên sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo
Thói quen của mỗi cá nhân là những hành động diễn ra thường ngày, lặp đi lặp lại từ đó tạo nên một nếp sống của cá nhân của bạn. Điều để phân biệt rõ ràng nhất giữa người giàu và người nghèo đó chính là những thói quen khác biệt trong lối sống của họ.
1. Người giàu không bao giờ nói “không” với kiến thức
Trong cuộc sống của người giàu, hầu như chúng ta đều thấy họ rất giỏi và không có gì mà họ không hiểu, không tiếp thu hay không làm được cả. Tuy nhiên, họ cũng là con người bình thường, tại sao họ có thể tạo nên những kỳ tích thành công được hàng vạn người ngưỡng mộ?
Chắc chắn câu trả lời đó là vì người giàu không bao giờ nói “không” với kiến thức, trong mắt họ mọi thứ người khác làm được họ cũng sẽ làm được. Họ hoàn toàn không có năng khiếu bẩm sinh, hay thiên phú trời cho. Điều họ có chính là không lùi bước trước những khó khăn nào mà cuộc sống đã đưa ra cho họ.
Người giàu rất ít khi nói “không” cho một vấn đề khó, hay lùi bước trước những cơ hội khiến bản thân bị giới hạn. Ngược lại, người nghèo thường nói “không” họ không muốn cố gắng nên biện hộ cho bản thân hàng vạn lý do để có thể từ bỏ và lùi bước. Những hành động thường nhật của 2 tầng lớp đã có thể nói lên phần nào sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo.
Người giàu là người luôn dám đương đầu với khó khăn
2. Người nghèo thường mơ ước, người giàu thường đặt mục tiêu
Chúng ta đã từng nghe câu nói “không ai đánh thuế ước mơ”, tuy nhiên lại có một số người hiểu sai ý nghĩa của câu nói này. Ước mơ ở đây có ý nghĩa chỉ khi nó song song với hành động, với mục tiêu của bản thân đề ra. Người nghèo thường rất hay mơ ước, ngưỡng mộ những gì người khác có. Họ cũng có ước mơ nhưng lại không muốn suy nghĩ nên làm sao để hoàn thành giấc mơ đó hay hãy bắt đầu kế hoạch biến giấc mơ thành hiện thực.
Ngược lại, người giàu sẽ đặt mục tiêu thay vì ước mơ suông. Họ hiểu bản thân cần gì, muốn gì và nên làm gì để hoàn thành “ước mơ” của bản thân. Họ chinh phục giấc mơ bằng cách hoàn thành từng mục tiêu, từng bước từng bước tiến lại gần ước mơ của họ. Họ bỏ ra sự nỗ lực, họ bỏ ra nhiều cố gắng và họ sẵn sàng đương đầu với thử thách đó vì thể những gì họ gặt hái được luôn khiến người xung quanh ngưỡng mộ.
Giữa người giàu và người nghèo khác biệt từ trong cách nghĩ
3. Người giàu thường xuyên đọc sách
Có một thói quen cực kỳ thân thuộc với những người thành công trong xã hội. Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo khá điển hình trong hoạt động thường ngày. Có thể đọc sách không đem lại sự giàu sang cho bạn nhưng chắc chắn những người giàu, người thành công thường có thói quen đọc sách.
Rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học luôn khuyên lớp trẻ sau này hãy bồi dưỡng cho mình thật nhiều kiến thức qua sách vở. Sách chính là báu vật tri thức tiềm tàng, đầy quyền lực và ý nghĩa. Đọc nhiều sách chưa bao giờ là thừa và đọc sách nên là chuyện cả đời chứ không phải trong chớp nhoáng, trong một phút hứng thú.
Người nghèo thường ít có thói quen đọc sách, một phần họ không có đam mê, một phần họ không hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách. Họ cảm thấy không quá hứng thú với những cuốn sách dày toàn chữ, họ không hiểu bản thân có thể học hỏi được gì qua những cuốn sách đó. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi không nói đến việc đọc sách chắc chắn sẽ giàu, nhưng ít nhất sách sẽ mang đến cho bạn nhiều ý tưởng, nhiều con đường tốt hơn trong cuộc sống đầy khó khăn này.
Người giàu luôn dành thời gian để đọc sách
4. Nợ trước kiếm tiền sau là thói quen của người nghèo
Nợ trước kiếm tiền sau thực sự là một thói quen vô cùng không tốt ở người nghèo. Cũng bởi những thói quen như thế này khiến họ luôn cảm thấy cuộc sống khó khăn và có cố gắng bao nhiêu cũng không khá lên nổi.
Để trở thành một người khá trong xã hội điều đầu tiên nên biết cách chi tiêu tiền bạc và tránh xa các khoản nợ. Người nghèo hầu như ít biết tích góp mà nợ xong ăn chơi xong làm trả, nó cứ lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn nối tiếp nhau không ngừng nghỉ. Vậy thử hỏi đến bao giờ người nghèo mới có của ăn của để như bao người khác.
Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo đó chính là người giàu biết dùng tiền để đầu tư. Họ không chi tiêu quá nhiều, không để tiền “đứng yên” mà biết cách để tiền sinh lời, tạo ra nhiều tiền hơn.
Người giàu biết cách chi tiêu hợp lý hơn người nghèo
5. Người giàu thường không có thói quen khoe khoang
Có một điều hiện hữu rõ nhất, một điểm tốt của những người thành công, người giàu thực thụ trong xã hội là họ không hay có thói quen khoe khoang. Họ biết khiêm nhường, sống để người đời nể sự thành công của họ và lối ứng xử của họ. Chúng ta thường nhìn thấy những tỷ phú có cuộc sống khá bình dị, vừa đủ chứ không xa hoa hào nhoáng như trong tưởng tượng.
Người giàu họ chi tiêu đúng nơi, không hoang phí và cũng không cố thể hiện ra mình giàu như thế nào, mình có tiền bao nhiêu. Đấy là sự đáng khâm phục của một người thành công vừa có tiền vừa biết khiêm nhường và tiết kiệm.
Người giàu thường sẽ ít khoe khoang mà ngược lại rất khiêm tốn
6. Người giàu không nhiều chuyện
Đa số người giàu thường không nhiều chuyện, bởi tính cách của họ đã được mài dũa, biết những điều gì mang lại sự tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Họ hầu như không bao giờ nhiều chuyện những việc không phải của mình. Họ biết cách kìm nén bản thân bởi họ hiểu nhiều chuyện việc không phải của mình, gây nên những điều không hay ho cho người khác là điều không tốt.
Bên cạnh đó, thời gian của người giàu luôn được phân chia một cách khoa học và hợp lý. Thời gian của họ ngoài công việc, gia đình thì chính là trau dồi thêm nhiều kỹ năng hơn nữa cho bản thân, học tập và thay đổi theo xu hướng xã hội. Họ không có quá nhiều thời gian rảnh để nhiều chuyện, họ dành thời gian có ích hơn là làm những việc không có ích cho bản thân.
Người giàu dành thời gian kiếm tiền hơn là nhiều chuyện
7. Người giàu luôn cho đi trước khi nhận lại
Một sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo đó là người giàu biết cách cho đi trước khi đòi hỏi nhận lại một điều gì đó. Họ cho đi không toan tính, cái họ nhận lại không phải sự cảm ơn, báo đáp của người được nhận mà là nhận lại sự thanh thản trong tâm hồn. Họ giàu có và họ biết san sẻ vì vậy cuộc đời họ không chỉ có tiền mà còn có tiếng nói, bởi lẽ người ta nể cách sống của họ.
Người giàu luôn biết cách cho đi để nhận lại nhiều hơn
8. Người giàu luôn học hỏi, học tập kể cả khi không còn ngồi trên ghế nhà trường
Người giàu thường thích học tập, đó là một điều đáng kính nể ở những con người đã thành công. Đối với họ thế giới luôn tràn đầy sự mới lạ, mới mẻ cần học hỏi mỗi ngày. Họ học tập, họ không bao giờ giới hạn năng lực và kiến thức của bản thân, họ mong muốn mình ngày càng hoàn thiện hơn nữa, phát triển hơn nữa.
Học tập được xem như mục tiêu cả đời của họ, cho đến khi họ già họ vẫn đọc sách, họ vẫn bắt kịp xu hướng xã hội và hoàn toàn không để mai một suy nghĩ, kiến thức của mình.
Người giàu ham học hỏi ở mọi lứa tuổi
7. Người nghèo luôn nhìn thế giới một cách khó khăn
Thực sự mà nói thế giới của người nghèo để đi lên từ con số 0 chưa bao giờ là dễ dàng cả. Và nếu nhìn theo một hướng kém tích cực của người nghèo là thế giới này tràn ngập khó khăn mà họ không thể vượt qua, chính những suy nghĩ như thế đã giới hạn bản thân họ ở trong một cái vòng tròn và họ không thể nào tự mình bước ra.
Họ chưa bắt đầu nhưng đã lùi bước, tự cảm thấy quá khó và chắc chắn bản thân sẽ không hoàn thành được, trong khi họ chưa lên kế hoạch rõ ràng, chưa chuẩn bị và thậm chí chưa thử bắt đầu.
Người nghèo thường chưa thực sự kiên trì với ước mơ của mình
8. Người giàu sẽ chủ động đầu tư vào các mối quan hệ xung quanh
Các mối quan hệ sẽ cực kỳ quan trọng nếu bạn bước đi trên con đường kinh doanh, việc dành thời gian để đầu tư vào các mối quan hệ chưa bao giờ là thừa cả. Tom Corley tin rằng có đến 79% doanh nhân thành công sẽ dành 5 giờ trở lên mỗi tháng để kết nối quan hệ xung quanh. Sự khác biệt của người giàu và người nghèo là người giàu luôn biết kết nối và tạo ra những mối quan hệ chất lượng, giúp ích cho họ.
Những mối quan hệ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc thư giãn, chia sẻ kinh nghiệm sống và tất tần tật những gì họ cảm thấy đúng, từ đó giúp bản thân có thể đúc rút được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn. Đặc biệt, việc củng cố các mối quan hệ làm ăn, bạn bè sẽ có ích rất nhiều trên con đường phát triển của mỗi cá nhân, có quan hệ sẽ giúp bản thân bớt vất vả hơn rất nhiều.
Mở rộng các mối quan hệ xung quanh là việc rất quan trọng
9. Người nghèo khi phạm sai lầm sẽ biện minh cho bản thân bằng nhiều lý do
Có 1 vấn nạn ở người nghèo, rằng mỗi lần họ mắc sai lầm việc đầu tiên họ nghĩ đến chính là tìm lý do thoái thác trách nhiệm của bản thân. Họ sẽ tự đặt ra rất nhiều giả thiết để làm an ổn lòng họ, để họ cảm thấy bản thân thật sự không có lỗi. Đó là tính cách rất cần thay đổi, bất kỳ người giàu hay người nghèo đều nên có trách nhiệm với lời nói và hành động của bản thân, việc đổ lỗi cho người khác sẽ khiến bạn trở nên rất “xấu tính”.
Chịu trách nhiệm cho sai lầm không phải là một điều xấu hộ, người biết nhìn nhận sai lầm, biết chịu trách nhiệm mới có thể sửa sai và trở nên tốt hơn. Suy cho cùng, là con người ai cũng sẽ từng ít nhất 1 lần mắc sai lầm, chịu đừng ra nhìn nhận và thay đổi thì mới ngày càng tốt hơn được. Những người giàu thành công thực thụ họ hiểu rất rõ đạo lý này.